1.Ứng dụng của máy làm lạnh nước trong sản xuất sữa
- Ngoài ứng dụng cho ngành điều hòa không khí, hệ thống chiller làm mát nước còn là thiết bị không thể thiếu trong ngành sản xuất sữa. Một hệ thống water chiller trong dây chuyền sản xuất sữa sẽ bao gồm các thành tố sau:
- Hệ thống máy nén khí: làm nhiệm vụ thổi keo nhựa ép chặt định hình khuôn vào khuôn máy sản xuất ly nhựa. Thông thường, một nhà máy sản xuất sữa quy mô vừa sẽ trang bị khoảng 4 – 5 máy nén không khí công suất 100HP để đảm bảo phục vụ tốt nhất yêu cầu công việc.
- Hệ thống máy làm lạnh nước water chiller: được dùng để làm mát cho khuôn ly, tránh nguy cơ khuôn bị nóng lên quá nhiều do truyền nhiệt. Nhờ khả năng giải nhiệt tốt cho khuôn, nước mát được cung cấp bởi chiller giúp chúng ta rút ngắn thời gian chờ đợi để làm mát khuôn, giúp khuôn không bị dính, cho năng suất làm việc cao hơn và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.
2.Ứng dụng của máy làm lạnh nước trong sản xuất bia, nước ngọt
Bia là loại đồ uống có độ cồn thấp, được sản xuất từ việc lên men dịch đường ở nhiệt độ thấp,... Quy trình sản xuất bia phải trải qua nhiều giai đoạn và đều cần được làm lạnh thì mới đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Đối với nhà máy sản xuất bia hiện đại, máy làm lạnh nước chiller chính là thiết bị không thể thiếu. Thiết bị tham gia vào những khâu sau:
Bước 1:
Làm lạnh nhanh dịch đường sau khi nấu: dịch đường khi nấu xong có nhiệt độ khoảng 80ºC, cần phải hạ xuống nhiệt độ lên men là khoảng 6 - 8ºC trong vòng 30 – 45 phút. Nếu làm lạnh chậm thì một số chủng vi sinh vật có hại sẽ nhanh chóng phát triển, làm giảm chất lượng bia. Và để làm lạnh dịch đường từ 80ºC xuống còn 20ºC, người ta thường sử dụng nước được cung cấp bởi water chiller. Sau đó, nhà máy sản xuất bia tiếp tục sử dụng glycol có nhiệt độ khoảng -8ºC để hạ nhiệt độ dịch đường từ 20ºC xuống còn 8ºC.
Bước 2:
Lên men bia: ứng dụng của máy làm lạnh nước công nghiệp trong sản xuất bia chính là giảm nhiệt lượng tỏa ra của quá trình lên men bia (chuyển hóa dịch đường houblon thành bia dưới tác động của nấm men). Vì nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình lên men bia và chất lượng sản phẩm nên các doanh nghiệp sản xuất bia đều cần phải sử dụng nước lạnh ở mức thích hợp để đảm bảo nhiệt độ phù hợp trong công đoạn này.
Bước 3:
Bảo quản và nhân men giống: men giống sẽ được bảo quản trong các thùng chứa đặc biệt ở nhiệt độ thấp. Và máy làm lạnh nước chiller cũng đóng vai trò rất quan trọng trong khâu này.
Bước 4:
Làm lạnh CO2: trong quá trình lên men, nhờ hiện tượng thủy phân mà các thùng chứa lên men sinh ra rất nhiều khí CO2. Đây là loại khí có vai trò rất quan trọng đối với công nghiệp sản xuất bia, được sử dụng trong khâu chiết rót và xử lý công nghệ ở thùng chứa lên men. Vì vậy, khí CO2 thoát ra từ thùng chứa len men trong các quá trình sinh hóa đều cần được thu hồi, bảo quản để sử dụng ở các công đoạn khác. Và CO2 được bảo quản tốt nhất ở thể lỏng, nhiệt độ bảo quản xuống rất thấp, chỉ khoảng -30 đến -35ºC. Vì vậy, chúng ta không thể không sử dụng máy làm lạnh nước công nghiệp trong công đoạn này.
Bước 5:
Làm lạnh nước 1ºC: nước được sử dụng để làm lạnh nhanh dịch đường sau khi được nấu. Việc sử dụng nước lạnh để hạ nhiệt độ dịch đường nhanh chóng sẽ giúp các doanh nghiệp không cần phải thiết lập một hệ thống lạnh lớn nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của công nghiệp sản xuất bia.
Bước 6:
Làm lạnh hầm bảo quản thùng lên men và điều hoà: trong một số nhà máy sản xuất bia công nghệ cũ, bia được bảo quản lạnh trong các hầm làm lạnh và chúng ta cần sử dụng máy làm lạnh nước để phục vụ công việc này. Ngoài ra, thiết bị cũng được sử dụng để điều hòa không khí trong một số khu vực nhất định của nhà máy bia.
Ứng dụng của máy làm lạnh nước trong công nghiệp sản xuất đồ uống đã giúp quá trình sản xuất, lưu trữ và sử dụng sữa, bia, nước ngọt,... đảm bảo năng suất và chất lượng cao nhất.
Sưu tầm