FF tháng 12 2022 ~ Hóa chất Văn Cao

Ảnh 1

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO - CHUYÊN KINH DOANH CUNG CẤP CÁC LOẠI HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP

Ảnh 2

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO - CHUYÊN KINH DOANH CUNG CẤP CÁC LOẠI HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP

Ảnh 3

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO - CHUYÊN KINH DOANH CUNG CẤP CÁC LOẠI HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP

Ảnh 4

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO - CHUYÊN KINH DOANH CUNG CẤP CÁC LOẠI HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP

Ảnh 5

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO - CHUYÊN KINH DOANH CUNG CẤP CÁC LOẠI HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP

slide

Trang chủ

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022

Công nghiệp hóa chất toàn cầu với rủi ro tăng trưởng âm

  Trong bối cảnh lạm phát trên toàn cầu tăng cao do giá năng lượng tăng cùng với các vấn đề về hậu cần và suy thoái kinh tế tại Trung Quốc, công nghiệp hóa chất thế giới đang đứng trước rủi ro tăng trưởng âm trong thời gian còn lại của năm 2022.

chemical technology

 

Các vấn đề về chuỗi cung ứng và hậu cần

Các vấn đề của chuỗi cung ứng đang tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất hóa chất và polyme toàn cầu sau hơn 2 năm từ khi dịch COVID-19 bùng phát.

Hiện tại, tâm điểm chú ý là những lo ngại về chuỗi cung ứng tại Trung Quốc. Theo các nhà quan sát, chính sách zero-COVID tại đây sẽ không được nới lỏng đáng kể trước tháng 11/2022, khi diễn ra Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 20.

Khi được hỏi về tác động của chính sách zero-COVID, Chủ tịch Phòng Công thương EU tại Trung Quốc cho biết, hoạt động của cảng Thượng Hải – cảng côngtenơ lớn nhất thế giới – đã bị đứt gãy trong thời gian dài khi nhiều người lái xe tải không thể làm việc vì các biện pháp phong tỏa chống dịch COVID-19. Nhiều tàu thuyền đã bị tắc nghẽn ở cảng này, nhiều chuyến hàng đã bị hủy, hoãn hoặc chuyển tuyến đến Ninh Ba và Thâm Quyến, nhưng cảng ở những thành phố đó không đủ lớn để thay thế cho Thượng Hải.

Sau khi được mở cửa trở lại vào tháng 6/2022, cảng Thượng Hải đã phải áp dụng những quy định kiểm dịch mới, do đó trở nên quá tải và phải đối mặt với lượng tàu thuyền và lượng hàng ùn tắc chưa từng thấy, gây ra sự chậm trễ và hỗn loạn lớn trong hoạt động giao hàng trên toàn cầu. Một lượng lớn tàu vẫn đang mắc kẹt tại đây. Các chuyên gia cảnh báo, việc cảng Thượng Hải chịu sức ép quá lớn về lưu lượng hàng hóa sẽ gây ra sự chậm trễ về tiến độ giao hàng trên thế giới trong suốt thời gian còn lại của năm nay.

Mặc dù đã có những nỗ lực nhằm dịch chuyển sản xuất sang các nước như Inđônêxia, Malayxia, Philipin,… nhưng hiện Trung Quốc vẫn là công xưởng lớn của thế giới, quá trình dịch chuyển hoàn toàn ra khỏi đây sẽ mất nhiều năm.

Xu hướng giảm nhu cầu do lạm phát

Sau khi Nga bắt đầu cuộc chiến tranh tại Ucraina, giá năng lượng tại châu âu đã tăng mạnh và có thể còn tiếp tục tăng cao nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt vào mùa đông năm nay để trả đũa các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Dưới ảnh hưởng của giá năng lượng tăng cao và các trở ngại về hậu cần do dịch COVID-19, lạm phát trên toàn cầu đã tăng lên những mức cao chưa từng thấy kể từ thập niên 1970.

Ngay cả khi vẫn có nhu cầu về hóa chất và chất dẻo để sản xuất các mặt hàng lâu bền không thiết yếu (phần lớn vẫn đang được sản xuất tại Trung Quốc), nhưng chi phí tăng do lạm phát có thể khiến cho nhu cầu hàng hóa giảm mạnh. Hơn nữa, có khả năng là xu hướng giảm nhu cầu này đã bắt đầu.

Báo cáo mới đây của công ty Currency Research Associates (Mỹ) chuyên về nghiên cứu chiến lược tài chính cho thấy, hiện người tiêu dùng trên khắp thế giới đã bắt đầu có xu hướng cắt giảm chi tiêu đối với những gì không thật sự cần thiết. Xu hướng này càng thể hiện mạnh hơn ở các nước đang phát triển, do tình hình khan hiếm lương thực thực phẩm và nhiên liệu cũng như sự mất giá của các đồng tiền đã buộc nhiều người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu cho hàng hóa lâu bền. Khi nhiều triệu người dân ở những khu vực này đang sống trong cảnh đói nghèo, ngay cả nhu cầu đối với những loại polyme dùng một lần để đóng gói thực phẩm cũng giảm.

Nhưng sự suy giảm chi tiêu hàng hóa lâu bền cũng có thể ảnh hưởng đến các nước giàu. Ví dụ, lạm phát tại Mỹ đang ở mức cao kỷ lục trong nhiều năm, khiến cho thu nhập thực tế của các hộ gia đình giảm với tốc độ rất nhanh. Điều này có thể mang lại những tác động tiêu cực đối với mức tiêu thụ các sản phẩm lâu bền cũng như dịch vụ. Sự suy giảm sức mua không chỉ ảnh hưởng đến nhu cầu hóa chất và polyme phục vụ sản xuất các mặt hàng giá trị lớn như ôtô, máy tính, thiết bị gia dụng…, mà còn ảnh hưởng đến cả nhu cầu polyme trong bao bì thực phẩm.

Suy thoái kinh tế ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc – một trong những khu vực tiêu dùng lớn nhất thế giới, nhu cầu trong nước đối với hóa chất và polyme đang rất đáng lo ngại. Mặc dù có sự hỗ trợ của chính phủ với những gói kích thích kinh tế, nhưng nền kinh tế tại đây sẽ chỉ thực sự hoạt động ổn định trở lại khi hầu hết các biện pháp phong tỏa theo chính sách zero-COVID được hủy bỏ.

Phần lớn các kế hoạch đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc đã phải dừng triển khai. Các doanh nghiệp trên khắp đất nước lo ngại những biện pháp phong tỏa với quy mô lớn như ở Thượng Hải có thể được áp dụng đối với địa phương của họ.

Theo số liệu chính thức của Trung Quốc, tăng trưởng GDP quý I đã đạt 4,8%, nhưng khi đó các biện pháp phong tỏa ít nghiêm ngặt hơn so với sau này và nền kinh tế tại đây chưa phải chịu các tác động của chiến tranh Nga-Ucraina.

Theo ước tính của Công ty Pantheon Macroeconomics, trên thực tế kinh tế Trung Quốc trong quý I/2022 đã giảm 0,5% và có khả năng giảm tiếp 0,6% trong quý II, tức là nền kinh tế này đã rơi vào suy thoái. Vì các biện pháp phong tỏa theo chính sách zero-COVID sẽ không được bãi bỏ trước tháng 11, nên nền kinh tế Trung Quốc có khả năng sẽ nằm trong tình trạng suy thoái cho đến hết năm nay.

Triển vọng đáng lo ngại trong thời gian tới

Những dấu hiệu hiện nay cho thấy công nghiệp hóa chất thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Đứng trước những thách thức hiện nay, một số công ty hóa chất Mỹ đã phải giảm mạnh dự báo lợi nhuận trong thời gian tới. Ví dụ, Công ty Eastman Chemical cho biết nhu cầu đối với các sản phẩm của Công ty trong tháng 8 và 9/2022 đã giảm nhiều hơn dự kiến, đặc biệt trong lĩnh vực hàng hóa lâu bền và xây dựng, nhu cầu ở châu âu và châu Á giảm nhiều nhất. Eastman Chemical đã hạ 19% dự báo lợi nhuận quý 3/2022.

Giá khí thiên nhiên tại Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 14 năm nay. Nhiều công ty hóa chất đã phải tăng giá bán và thực hiện các biện pháp kiểm soát chi phí. Nhiều công ty cũng phải đối mặt với những hỗn loạn trong vận chuyển hàng hóa đến các khu vực khác.

Tương tự như Eastman Chemical, nhiều công ty hóa chất trên thế giới đang lo ngại lợi nhuận của họ sẽ bị ảnh hưởng vì những rủi ro liên quan đến các biện pháp chống dịch COVID-19 của Trung Quốc và cơn sốc năng lượng ở châu âu trong bối cảnh cuộc chiến tranh Nga-Ucraina.

Nhìn chung, ngành sản xuất hóa chất trên thế giới đang đứng trước nhiều rủi ro tăng trưởng âm trong thời gian còn lại của năm 2022, với khả năng suy thoái kinh tế thế giới kéo theo sự suy giảm nhu cầu hóa chất trên toàn cầu.

 

Nguồn: