FF 2021 ~ Hóa chất Văn Cao

Ảnh 1

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO - CHUYÊN KINH DOANH CUNG CẤP CÁC LOẠI HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP

Ảnh 2

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO - CHUYÊN KINH DOANH CUNG CẤP CÁC LOẠI HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP

Ảnh 3

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO - CHUYÊN KINH DOANH CUNG CẤP CÁC LOẠI HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP

Ảnh 4

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO - CHUYÊN KINH DOANH CUNG CẤP CÁC LOẠI HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP

Ảnh 5

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO - CHUYÊN KINH DOANH CUNG CẤP CÁC LOẠI HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP

slide

Trang chủ

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2022

  Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2022


Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

Nhựa và cao su

 [caption id="attachment_1912" align="aligncenter" width="533"]Sự khác nhau giữa nhựa và cao su 

Nhựa và cao su

Sự khác biệt của nhựa và cao su là gì ? Cao su và nhựa có sự khác biệt rất lớn ! Cao su thì làm từ cây cao su,còn nhựa thì lại làm từ một thứ mà người khác không ngờ tới , ...

Phân biệt nhựa và cao su?

Cao su và nhựa có sự khác biệt rất lớn ! Cao su thì làm từ cây cao su,còn nhựa thì lại làm từ một thứ mà người khác không ngờ tới .Đó chính là dầu khí !Nhưng không hiểu sao ,lại có  nhiều người cứ hiểu lằm như thế không biết ? Họ cứ nghĩ nhựa là làm từ cây cao su ,đây chính là sự hiểu lằm lớn nhất giữa cao su và nhựa ! 

I.Cao su là gì ?

  • Cao su là một chất lỏng phức hợp,  tùy theo từng loại mà có từng thành phần và tính chất khác nhau . Cao su có dạng nhũ tương (thể sữa trắng đục). Do quá trình trộn hỗn hợp các loại hóa chất với nhau hoặc do cao su tự keo đặt lại qua thời gian.Cao su mới ở thể rắn ! Dưới đây là một số hình ảnh về mủ cao su  ( mủ cao su nước còn được gọi là latex).
  • Latex là nhựa cây được lấy từ cây cao su. Loại cao su này được hình thành trong quá trình chế biến với nhiệt độ và hóa chất ,và được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất các thiết bị y tế, đặc biệt trong việc sản xuất Găng tay như Găng tay Latex có bột, không bột và phẫu thuật.

Latex cao su được chia làm 2 loại: 

1.Latex cao su thiên nhiên (NR: Natural Rubber):

Hay nói chính xác là latex cao su Polyisoprene thiên nhiên thu hoạch từ cây cao su, chủ yếu là loại Hevea Brasiliensis (thuộc họ Euphorbiaceae), bằng phương pháp cạo mủ.
Cấu tạo latex bao gồm:

  • Pha phân tán: các hạt tử cao su Polyisoprene – được tổng hợp bằng con đường sinh học (điều khiển bằng hệ thống enzim). Chính vì thế Polyisoprene thu được có những đặc tính ưu việt về cấu trúc – điều hòa lập thể rất cao: 100% đồng phân dạng cis, khối lượng phân tử lớn và đồng nhất, mức độ kết bó chặt chẽ, … Hàm lượng các hạt tử cao su tùy theo đặc tính sinh lý của cây dao động từ 25 – 45%.
  • Môi trường phân tán: là serum lỏng có thành phần phức tạp bao gồm thành phần chủ yếu là nước (52 – 70%), protein (2 – 3%), acid béo và dẫn xuất (1 – 2%), glucid và heterosid (khoảng 1%), khoáng chất (0.3 – 0.7%)

2. Latex cao su tổng hợp (Synthetic rubber) có rất nhiều loại : 

  • Polyisoprene (IR); Polybutadiene (còn gọi là cao su Buna viết tắt BR); Styrene – Butadiene copolymer(cao su Buna-S viết tắt SBR); Ethilene – Propilene copolimer(EPDM); Polyisobutylene (cao su Butyl); Polychloroprene(cao su Neoprene viết tắt là CR); Polysilicone(cao su Silicone); Acrylonitrile – Butadiene copolymer(caosu Nitrile);Polyacrylate; Polyurethane(cao su PU)…
  • Mỗi loại cao su này đều chứa đựng các đặc trưng kỹ thuật riêng do sự khác biệt về bản chất cấu tạo giữa chúng. Tương ứng sẽ có nhiều loại latex cao su tổng hợp. Tuy nhiên, trong ngành sản xuất nệm hiện nay chủ yếu dùng latex cao su tổng hợp SBR.
  • Cao Su Polysilicone (cao su Silicone) :
    Latex cao su tổng hợp SBR: Hình thành bằng phương pháp đồng trùng hợp nhũ tương (một trong các phương pháp tổng hợp hoá học polymer hay dùng) từ hai loại monomer là Styrene và Butadiene. Chính vì thế cao su Styrene – Butadiene copolymer thu được không có những đặc tính ưu việt về mặt cấu trúc như cao su Polyisoprene thiên nhiên, tức là mức độ điều hòa lập thể kém hơn. Các sản phẩm chế tạo từ latex cao su tổng hợp SBR sẽ có các tính năng cơ lý (khả năng kháng đứt, độ đàn hồi, …) thấp hơn. Riêng đối với nệm cao su thông hơi chế tạo từ latex cao su tổng hợp SBR mức độ xẹp lún (trũng) cao hơn (do độ đàn hồi thấp hơn). Tuy nhiên, do số lượng liên kết hoá học kém bền ít hơn cao su thiên nhiên nên mức độ chịu lão hoá (ánh sáng, ozone, nhiệt độ, …) tốt hơn.
  •  Pha phân tán:các hạt tử cao su Styrene – Butadiene copolymer.
    Môi trường phân tán: chủ yếu là nước và một số ít hệ chất xúc tác cho phản ứng đồng trùng hợp nhũ tương.
  • Các sản phẩm được chế tạo từ latex cao su thiên nhiên có khả năng kháng đứt, độ đàn hồi,…(tính năng cơ lý ) tốt hơn Vd:nệm Kymdan , cao su tổng hợp.Do cấu trúc hoá học chứa nhiều liên kết kém bền, nên các sản phẩm này sẽ dễ dàng bị lão hoá (trong điều kiện tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ, ozone, dung môi họ xăng dầu,… ). Vì thế, trong công nghệ sản xuất thường phải thêm một số phụ gia để hạn chế khuyết điểm này. Tuy nhiên chính khuyết điểm này cũng lại là một ưu điểm khi xét đến khía cạnh thân thiện với môi trường vì khả năng phân hủy của nó nhanh hơn so với cao su tổng hợp.

II. Nhựa là gì?  

Nhựa là những vật liệu có thể đúc được. Từ “nhựa” có nguốn gốc từ tiếng Hy Lạp-“plastikos”- có nghĩa là có thể đúc được.

Có 2 loại nhựa chính:

     1.Nhựa chịu nhiệt :có tính chất giống sáp- chúng có thể được gia công lại nhiều lần dưới một nhiệt độ thích hợp.

     2. Nhựa phản ứng nhiệt: có thể được đúc  hay làm cứng chỉ một lần duy nhất dưới những điều kiện đặc biệt.

  • Ngày nay,nhựa có thể tái sử dụng hay tái chế, đã dần trở nên thân thiết với cuộc sống con người. Từ những túi khí trong xe hơi cho đến các  dây thắt an toàn, ghế trẻ em, nón bảo hiểm, bàn chải đánh răng và áo phao,những vật dụng gia đình làm từ nhựa …. được thấy và mua bán phổ biến  khắp nơi trên thế giới.
  • Các loại giấy nhựa dùng gói đồ rất đa dạng và tiện lơi không chỉ đảm bảo sự an toàn và sạch sẽ cho thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
  • Nếu không sử dụng nhựa thì tổng cân nặng của hàng hóa sẽ gia tăng đáng kể ,chi phí sản xuất và năng lượng sẽ tăng gấp đôi, và sự tiêu hao nguyên vật liệu cũng sẽ tăng lên rất đáng kể. Sự ứng dụng của những thiết bị nhựa giúp tiết kiệm nước và những sợi nhựa nhỏ dùng trong nông nghiệp đã nâng mức tiết kiệm nước canh tác ở miền nông thôn lên rất nhiếu.
  • Ngành nhựa thật sự đã dần trở thành nền công nghiệp trụ cột củng cố cho sức mạnh phát triển của nhiếu nền kinh tế quốc gia,hỗ trợ và góp phần xây dựng chúng ta trong sản xuất ,giúp sản phẩm tiêu dùng ngày càng nhiều hơn và đa dạng hơn .
  • Sưu tầm

    CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO 

    Hóa chất ngành dệt

    Hóa chất dung môi

    Hóa chất ngành sơn

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021

Nhựa, cấu tạo và công dụng của nhựa

 Công dụng của Hạt Nhựa TPE     

Công dụng của Hạt Nhựa TPE

Nhựa là gì?

Các sản phẩm, đồ dùng bằng nhựa từ lâu đã không còn xa lạ gì với con người. Và xuất hiện gần như trong mọi mặt, ngõ ngách sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng liệu có bao giờ bạn tự hỏi: Nhựa là gì? Nó được tạo thành như thế nào? Hay tại sao lại gọi là nhựa???

1.Thuật ngữ về nhựa.

  • Nhựa (chất dẻo) hay tiếng anh gọi là plastic là các hợp chất cao phân tử. Chúng được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra nhiều loại vật dụng khác nhau để phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như: Bàn, ghế, chai lọ, áo mưa, túi nilon, cốc, đĩa, bát, ống dẫn diện… Và những sản phẩm công nghiệp hiện đại ứng dụng trong sản xuất, xuất nhập khẩu.
  • Thuật ngữ ''plastic'' có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp ''plastikos'', có nghĩa là phù hợp để đúc. Điều này đề cập đến tính linh hoạt của vật liệu hoặc độ dẻo trong quá trình sản xuất. Nhựa cho phép đúc, ép hoặc nén thành nhiều hình dạng khác nhau. Từ dạng màng mỏng cho đến dạng sợi, tấm, ống, chai, hộp… và nhiều hơn nữa.

2.Cấu tạo của nhựa.

  • Hơn 50% các chất dẻo chất hữu cơ, hợp chất vô cơ khác (chất phụ gia từ 0% đối với các polymer)… Đều được ứng dụng trong ngành điện tử. Ngày nay người ta thường trộn thêm các chất phụ gia khi sản xuất. Nhằm làm cải tiến hiệu suất (làm tăng độ dai, độ cứng, độ mềm, độ dẻo). Hoặc làm giảm chi phí sản xuất (độn các vật liệu rẻ tiền để làm cho sản phẩm rẻ hơn trên một đơn vị trọng lượng) ra. Người ta còn độn thêm các chất chống cháy để làm giảm tính cháy của vật liệu. Các chất độn thường là các loại khoáng như đá phấn. Trong đó phẩm màu là các chất phụ gia phổ biến nhất. Mặc dù trọng lượng của chúng chiếm tỉ lệ nhỏ (phẩm màu có dạng gạt,dạng phấn,dạng lỏng.)
  • Hầu hết nhựa đều có chứa các polyme hữu cơ. Giống như gỗ, giấy hoặc len, các nguyên liệu thô… Để sản xuất nhựa là các sản phẩm tự nhiên như: Cellulose, than đá, khí tự nhiên, muối và dĩ nhiên là dầu thô. Nhựa đã và đang trở thành loại nguyên vật liệu hiện đại. Được sử dụng rộng rãi để thay thế các nguồn nguyên vật liệu từ vải, gỗ, da, kim loại, thủy tinh… Bởi đặc tính của nhựa là có độ bền cao, nhẹm khó vỡ và nhiều màu sắc đẹp.

3.Phân loại nhựa.

Có nhiều cách để phân loại nhựa và theo mỗi cách khác nhau, nhựa cũng được phân thành các loại khác nhau.

3.1.Phân loại theo hiệu ứng của polyme với nhiệt độ:

  • Nhựa nhiệt dẻo: Là loại nhựa mà khi nung nóng đến nhiệt độ chảy mềm thì nó chảy mềm ra. Và khi hạ nhiệt độ thì nó đóng rắn lại. Loại này thường được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp. Các mạch đại phân tử của nhựa nhiệt dẻo liên kết bằng các liên kết yếu (liên kết hydro, vanderwall). Tính chất cơ học không cao khi so sánh với nhựa nhiệt rắn. Nhựa nhiệt dẻo có khả năng tái sinh được nhiều lần, ví dụ như: Polyetylen (PE), polypropylen (PP), polystyren (PS), poly metyl metacrylat (PMMA), poly butadien (PB), poly etylen tere phtalat (PET),...
  • Vật liệu đàn hồi (elastome): Là loại nhựa có tính đàn hồi như cao su.
  • Nhựa nhiệt rắn: Là một hợp chất cao phân tử có khả năng chuyển sang trạng thái không gian 3 chiều dưới tác dụng của nhiệt độ; Hoặc tác động của phản ứng hóa học. Sau đó không nóng chảy hay hòa tan trở lại được nữa, không có khả năng tái sinh. Một số loại nhựa nhiệt rắn như: Ure focmadehyt [UF], nhựa epoxy, phenol formaldehyde (PF), nhựa melamin, poly este không no...

3.2.Phân loại theo ứng dụng:

  • Nhựa thông dụng: Là loại nhựa được sử dụng số lượng lớn, giá rẻ. Được dùng nhiều trong những vật dụng thường ngày như: PP, PE(HDPE), PS, PVC, PET, ABS,...
  • Nhựa chuyên dụng: Là các loại nhựa tổng hợp chỉ sử dụng riêng biệt cho từng trường hợp.
  • Nhựa kỹ thuật: là loại nhựa có tính chất cơ lý trội hơn so với các loại nhựa thông dụng. Thường dùng trong các mặt hàng công nghiệp, như: PC, PA,.....

4.Công dụng của nhựa.

Nhựa là vật liệu cực kỳ linh hoạt và lý tưởng cho một loạt các ứng dụng trong đời sống và công nghiệp.

  • Hầu hết các sản phẩm nhựa mang lại lợi thế vì chúng có trọng lượng nhẹ. Một số còn có tính cách nhiệt và điện, nhưng một số lại có thế được chế tạo dùng để dẫn diện.
  • Chúng có khả năng chống ăn mòn với nhiều chất xúc tác trong môi trường khắc nhiệt. Có những loại trong suốt có thể làm nên các thiết bị quang học. Có những loại dễ dàng đúc thành các hình dạng phức tạp. Hoặc lắp ráp và tích hợp vào các sản phẩm khác mang tính năng khác nhau.

Về nguyên tắc thì chúng ta có thể chế tạo nhựa theo ứng dụng mong muốn bằng việc kết hợp các đặc tính của nhựa. Do các đặc tính hấp dẫn này, nhựa ngày càng được sử dụng phổ biến trong nhiều ứng dụng như ngành công nghiệp, nông nghiệp, chế tạo .v.v.

Sưu tầm

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO 

Hóa chất ngành dệt

Hóa chất dung môi

Hóa chất ngành sơn

Thứ Hai, 5 tháng 7, 2021

CÁC PHỤ GIA CHỐNG CHÁY CHO SẢN XUẤT NHỰA

 chống cháy                              

                             Chống cháy cho sản xuất nhựa

I. QUÁ TRÌNH CHÁY CỦA NHỰA

Để hiểu được quá trình làm trì hoãn và chống cháy cho nhựa, trước tiên ta phải hiểu được quá trình cháy và đặc thù trong quá trình cháy của nhựa. Có thể thấy ba yếu tố chính trong quá trình cháy gồm:

  1. Thành phần oxy, là thành phần đóng vai trò không thể thiếu trong phản ứng cháy. Oxy luôn có trong môi trường xung quanh.
  2. Nhiệt độ là yếu tố giúp thúc đẩy phản ứng oxy hóa diễn ra nhanh hơn. Nhiệt độ cũng là yếu tố làm gãy mạch các hợp chất hữu cơ, tạo thành những hợp chất thấp phân tử dễ bắt cháy.
  3. Vật thể cháy, là thành phần tham gia vào phản ứng oxy hóa. Tùy thuộc vào cấu trúc, mổi vật thể có thể bắt cháy ở điểm nhiệt khác nhau. Cũng tùy thuộc vào cấu trúc hóa học của vật thể mà:

Nhiệt lượng sinh ra cho quá trình cháy cao thấp khác nhau. Cấu trúc dễ hay không dễ phân hủy nhiệt để tạo ra những hợp chất dễ cháy. Riêng đối với vật liệu nhựa thì có thể thấy đây là vật liệu có thành phần chính là hữu cơ, có những đặc điểm cháy: ⦁    Nhiệt độ bắt cháy tương đối thấp. ⦁    Nhiệt lượng cháy sinh ra cao. ⦁    Dễ bị phân hủy nhiệt, tạo ra các thành phần hữu cơ thấp phân tử có tính cháy cao.

II. NGUYÊN LÝ NGĂN QUÁ TRÌNH CHÁY CỦA CHẤT CHỐNG CHÁY CHO SẢN XUẤT NHỰA

Từ việc phân tính về quá trình cháy của vật liệu nhựa, người ta đã thấy có một số nguyên lý nhằm trì hoãn, ngăn chặn và dập tắt quá trình cháy của nhựa, như sau:

  1. Thành phần có đặc tính cướp oxy trong quá trình cháy: Đây là thành phần rất nhạy phản ứng với oxy; đòi hỏi lượng oxy cao và ít sinh ra nhiệt lượng khi cháy.
  2. Tạo thành lớp ngăn cản sự tiếp xúc oxy và cách nhiệt: Là thành phần sau khi cháy hình thành hợp chất có tính liên kết, tạo thành một lớp trơ với nhiệt bao quanh vật thể cháy (gọi là lớp xỉ trơ), nên giúp ngăn chặn việc tiếp xúc của oxy vào bên trong vật thể cháy.
  3. Làm suy giảm nhiệt năng của quá trình phản ứng cháy: Đây chủ yếu là các hợp chất khi phân hủy nhiệt hình thành ra các hợp chất có tính thu nhiệt cao, thường thấy nhất là sinh ra hơi nước.
  4. Dùng thành phần trơ để đẩy oxy khỏi vật cháy: Một số hợp chất khi cháy, sinh ra một số khí trơ lớn nên tạo ra xu hướng đẩy xa oxy của môi trường ra xa khỏi vật thể cháy.

III. PHÂN LOẠI CÁC HỢP CHẤT CHỐNG CHÁY CHO SẢN XUẤT NHỰA

Để tăng khả năng chống cháy cho sản phẩm nhựa, người ta thường dùng một số hợp chất như:

  1. Hợp chất chứa nhiều phân tử halogen (Cl, Br,…): Những hợp chất này ngăn quá trình cháy theo nguyên lý đầu tiên. Chúng có tác dụng làm suy yếu quá trình cháy, do cướp nhiều oxy và không sinh ra nhiều nhiệt lượng, nên làm suy yếu quy trình cháy. Hợp chất này đóng vai trò rất quan trong trong việc ngăn chạy quá trình cháy ngay điểm bắt đầu (ngay thời điểm nhiệt lượng xung quanh còn nhỏ, chưa đủ cao).
  2. Hợp chất phosphorus: Hợp chất phosphorous khi cháy sẽ sinh ra acid phosphoric. Là thành phần giúp hình thành lớp sỉ cứng trơ nhiệt xung quanh vật thể cháy, giúp ngăn cản việc tiếp xúc của oxy vào bên trong. Thành phần acid phophoric và lớp xỉ trơ còn ngăn cản quá trình phân hủy nhiệt và việc thoát các hợp chất hữu cơ hình thành do quá trình phân hủy nhiệt ra bên ngoài. Hợp chất phosphorus này thường được dùng cho các vật liệu xốp, có diện tích tiếp xúc oxy lớn, dễ cháy như: vật liệu xốp polyurethane (nệm); thảm; sản phẩm trang trí nội thất; sản phẩm cao su trong nhà;… Hợp chất này hoạt động chủ yếu theo nguyên lý chống cháy thứ 2.
  3. Hợp chất Nitrogen: Hợp chất nitrogen này hoạt động chống cháy theo nhiều hướng. Chúng tham gia vào quá trình hình thành ra lớp xỉ trơ, giúp ngăn cản oxy (như nguyên lý thứ 2). Khi chúng cháy cũng sinh ra một lượng khí trơ (NO2) đẩy xa oxy ra khỏi vật thể cháy (như nguyên lý chống cháy thứ 4). Người ta nhận thấy rằng việc kết hợp những hợp chất Nitrogen và Phosphorus tạo thành hiệu ứng liên hợp giúp ngăn chặn quá trình cháy một các rất hiệu quả.
  4. Hợp chất vô cơ: Đa phần hợp chất vô cơ có tính chịu nhiệt cao, sản phẩm sau cháy nếu có là những hợp chất rắn trơ, nên giúp hình thành bộ khung của lớp xỉ trơ (theo nguyên lý 1). Một số hợp chất có tính phân hủy nhiệt và sinh ra nước (như: hợp chất Aluminium hydroxide, Magnesium hydroxide,…) là một nhân tố làm suy giảm nhiệt độ của vật thể cháy (theo nguyên lý 3). Các hơi nước cũng tăng thể tích nhanh ở nhiệt độ cao, tạo ra việc đuổi oxy khỏi vật đang cháy (theo nguyên lý 4). Người ta nhận thấy rằng kết hợp giữa những hợp chất vô cơ trên với các hợp chất Phophorus, Nitrogen, Halogen sẽ tạo nên việc chống cháy tổng hợp và rất hiệu quả cho nhựa. Một nhược điểm cần phải quan tâm khi sử dụng những hợp chất vô cơ trên vào trong nhựa ảnh hưởng nhiều đến tính chất cơ lý của sản phẩm.

Sưu tầm

CÔNG TY TNHH TMDV VĂN CAO

Các loại nhựa

Butyl Acetate,

Toluene, Methanol 

Butyl Acetate

Các loại dung môi

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

Một số chất chống cháy

 

Một số chất chống cháy            

  Một số chất chống cháy

 I. Chất chống cháy halogen

Các chất chống cháy halogen được chế tạo để có thể sinh ra khí HX trong khi gia nhiệt, trong đó X là một halogen, thường sử dụng là brom. Các HX can thiệp vào các phản ứng chuỗi tham gia vào quá trình mở rộng ngọn lửa.

Các chất chống cháy brom hữu cơ có hiệu quả hơn so với hầu hết các loại khác, bao gồm cả chất chống cháy clo, được sử dụng trong các lĩnh vực điện và điện tử. Có khoảng 75 chất chống cháy brom được sử dụng trong thương mại, bao gồm:

  • Tetrabromophthalic anhydride
  • The bis(dibromo)propyl ether of tetrabromobisphenol A
  • Hexabromocyclododecan
  • Dibromoneopentyl glycol
  • Tribromoneopentyl alcohol
  • Ethane 1, 2 bis (pentabromophenyl)
  • Ethylene bis-(5, 6-dibromo-norbornane-2, 3-dicarboximide)
  • Brominated trimethylphenyl indane
  • Various brominated epoxy oligomer
  • The polybrominated diphenyl ethers
  • Brominated polystyrenes

     - Cơ chế chống cháy: Chất chống cháy halogen hóa hoạt động bằng cách tạo ra hydro halogenua trong khi gia nhiệt. Chúng làm giảm hoặc loại bỏ các phản ứng phân nhánh của gốc tự do tham gia vào quá trình cháy trong pha khí.

 

- Một số chất chống cháy Clo hóa quan trọng nhất là:

  • Figure 1 :Chloroparaffins: Với điều kiện được sử dụng với một chất hỗ trợ, các chất chống cháy halogen có hiệu quả ngay cả ở hàm lượng thấp. và do đó ít gây ảnh hưởng xấu đến tính chất vật lý.
  •  Antimon trioxit:  Một số hợp chất của antimony và kẽm đóng vai trò như những chất hỗ trợ, có tác dụng nâng cao hiệu quả của các chất chống cháy halogen hóa. Antimon trioxit đặc biệt được sử dụng rộng rãi kết hợp với các chất chống cháy halogen hóa. Cặp antimony-halogen được sử dụng với các hợp chất chống cháy halogen thơm nhiều hơn là với chất béo. Cơ chế liên quan đến sự hình thành của trihalide antimony và oxyhalide, đã tạo ra hydrohalogenua trong pha hơi. Antimon trioxit cũng xúc tác cho việc loại bỏ các gốc tự do hoạt động (hydro, oxy và hydroxyl) để tạo thành nước.

Antimon trioxit tự nó không có khả năng chống cháy, tuy nhiên khi sử dụng kết hợp với các hợp chất halogen hóa, tác dụng đồng thời của hỗn hợp này tạo ra các đặc tính chống cháy. Antimon trioxit phản ứng với các  hợp chất halogen hóa và tạo ra các hợp chất hóa học, trong đó tạo ra chức năng chống cháy.

  • Sự kết hợp của trioxit antimony và chất chống cháy halogen làm khó bắt lửa và giảm khả năng lan truyền ngọn lửa. Antimon oxit ức chế nhiệt sinh ra bằng cách chuyển hướng quá trình đốt cháy vào phản ứng hóa học không tạo ra nhiệt và hấp thu nó. Antimon cũng thúc đẩy quá trình hình thành than, bảo vệ cho chất nền khỏi nhiệt độ và giảm thiểu sự khuêch tán của các chất bay hơi vào ngọn lửa.
  • Nhược điểm của oxit antimony: làm tăng lượng khói phát ra khi đốt, và có những ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe. Giá cả của nó cũng biến động rất lớn trong thời gian gần đây. Những nhược điểm này đã thúc đẩy tìm kiếm những loại chất hỗ trợ khác.

II.Hợp chất photpho

Hợp chất photpho đang ngày càng phổ biến để lựa chọn thay thế cho các chất chống cháy halogen hóa trong các sản phẩm điện. Bao gồm:

  • Red phosphorus
  • Phosphine oxide
  • Triphenyl phosphine oxide
  • Inorganic phosphates
  • Aryl phosphates such as bisphenol A bis (diphenyl phosphate)
  • Ammonium phosphate and polyphosphate
  • The organophosphates
  • Phosphinates and phosphonates
  • Halophosphates and halophosphonates.

- Cơ chế chống cháy: Hình thành một lớp bề mặt rắn là hợp chất của photpho, và trong một số trường hợp đặc biệt đã làm gián đoạn chuỗi gốc tự do trong pha khí.

- Chất chống cháy có chứa photpho chủ yếu hoạt động trong pha rắn của polyme. Các chất chống cháy chuyển thành axit photphoric bởi quá trình phân hủy nhiệt, và nước được giải phóng từ các chất nền trong pha rắn.Một lớp bảo vệ được phát triển bởi axit polyphotphoric hình thành và than hóa sau đó. Các lớp bảo vệ bao gồm mạng lưới của cacbon và oxitphotpho.


a) Aluminium Trihydroxit (Alumina Trihyrat, ATH)

  •  Hydroxit kim loại là hợp chất thay thế quan trọng cho chất chống cháy halogen hóa. ATH là chất chống cháy được sử dụng phổ biến nhất cho chất dẻo. ATH phân hủy khi nung ở 1900C theo phản ứng:
  •  ATH ức chế quá trình cháy bằng cách loại bỏ nhiệt từ hệ thống. Các phản ứng phân hủy là thu nhiệt, nó cũng tạo ra hơi nước làm loãng khí dễ cháy sinh ra bởi sự phân hủy của polymer. Cơ chế thứ ba là sự hình thành oxit nhôm hấp thụ một số chất khí dễ cháy, dễ bay hơi, giảm khói.
  •  ATH chỉ có hiệu quả chống cháy và ức chế khói khi dùng với lượng lớn (thường là 50% nhưng đôi khi hơn 100 phần khối lượng). Nó đã được sử dụng thành công với acrylic nhiệt rắn, epoxy và PEKN, copolymer etylen trong vỏ bọc cáp, PVC, LDPE, EVA và cao su khác nhau, bao gồm cả EPDM, kẽm borat làm tăng thêm hiệu quả của nó.
  • ATH hoạt động tốt với các polyme phân cực nhưng không bám dính tốt với PP, do đó cần biến tính bề mặt với silan hoặc với muối titanat. Một cách khác là chức hóa PP bằng cách ghép một monome acrylic lên đó

b)Magie Hydroxit

  • Magie Hydroxit (MGH) được biết đến như là một chất chống cháy kể từ năm 1964, nhưng chỉ được sử dụng lượng lớn trong thương mại kể từ 10 năm trở lại đây. Nó bị phân hủy khi gia nhiệt đến 3400C, tạo ra hơi nước và cũng được sử dụng theo cách giống như ATH với một lượng lớn. Mặc dù nhiệt độ phân hủy của nó cao hơn cho phép sử dụng trong những polymer không phù hợp với ATH, nhưng nó bị hút ẩm và hấp thụ cacbondioxit từ không hí tạo thành một lớp bề mặt của magie cacbonat.

c)Borat

  •  Borax và axit boric đã được sử dụng như chất chống cháy trong nhiều năm trong gỗ, giấy và xốp polyuretan. Kẽm borat đã được sử dụng trong ngành công nghiệp nhựa để thay thế cho trioxit antimon như một chất hỗ trợ trong 25 năm qua. Khi kết hợp với ATH nó có kết quả có lợi việc giảm khói phát sinh có thể đạt được bằng cách sử dụng kẽm borat để thay thế antimon trioxit trong một số trường hợp. Nó bắt đầu bị mất nước ở 1900C. Một loại kẽm borat khan có thể dùng trong nhựa nhiệt độ cao.
  • Kẽm borat có thể được kết hợp với graphit tróc lớp để giảm khói phát sinh trong polyolefin.

 III.Hợp chất nito

Hợp chất nito hiện tại không được ứng dụng rộng rãi làm chất chống cháy. Được biết đến nhiều nhất là melamin. Melamin photphat được sử dụng kết hợp với các hợp chất photpho. Melamin diborat được sử dụng trong polyme epoxy và melamin xyanua trong polyamit. Một số hợp chất có chứa cả nito và photpho hiện đang được nghiên cứu, chẳng hạn như các sản phẩm phản ứng từ tri(diethanolaminemethyl) melamine và axit ortophotphoric. Melamin là một chất chống cháy tương đối rẻ và hoạt động theo cơ chế:

  • Thăng hoa ở 350oC và quá trình này thu nhiệt mạnh
  • Hơi melamin làm loãng hơi dễ cháy.
  • Khi melamin cháy nó tạo thành nito
  • Melamin có thể phân ly trong pha hơi để tạo thành xianamit
  • Cả melamin và xianamit có thể phân hủy để cung cấp amoniac, là chất không duy trì cháy

Một số hợp chất chống cháy chứa nito quan trọng: Melamine poly (zinc- or aluminum) phosphates: Có tác dụng hỗ trợ với photphinat kim loại trong polyamit và PBT cũng như bới ATH và magie hydroxit trong các ứng dụng dây cáp.

 

IV. Hợp chất thiếc

  •  Hợp chất của thiếc đã được sử dụng làm chất chống cháy trong 15 năm qua. Có hơn hàng chục chất dã được thử thành công, nhưng có 3 chất quan trọng nhất là zinc hydroxystannate, zinc stannate and kẽm oxit. Tất cả chũng đều ít độc. Kẽm stannat được sử dụng trong các polyme được gia công ở nhiệt độ hơn 1800C. Ứng dụng chính là thay thế trioxit antimon như một chất hỗ trợ trong các hệ thống chứa halogen. vệ.

V.Hợp chất khác

  •  Các hợp chất sắt đã được thử nghiệm làm chất chống cháy nhưng không đạt được nhiều thành công trong kinh tế. Organopolysiloxan được cho là làm giảm tính dễ cháy của polycacbonat, và silicon đã được sử dụng kết hợp với hydroxit kim loại hoặc kẽm borat.
  • Chất độn nano cũng được đề cập tới. Chúng có thể cải thiện khả năng chống cháy hoặc làm giảm lượng chất chống cháy thông thường cần thiết. Đây không phải la một câu hỏi về chi phí vì lượng lớn chất chống cháy thường làm hỏng tính chất cơ học của vật liệu.
  • Những lợi ích của chất độn nano như chất chống cháy phụ trợ chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng nó chống cháy theo cơ chế tạo thành một lớp bảo vệ, trong khi đồng thời cải thiện tính chất cơ học trong cùng một cách như chất độn, mặc dù lượng thấp hơn nhiều.

 

Sưu tầm

CÔNG TY TNHH TMDV VĂN CAO

Các loại nhựa

Butyl Acetate, Toluene, Methanol 

Butyl Acetate

Các loại dung môi

 

 

Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021

Phụ gia chống cháy

   

 

Phụ gia chống cháy                     

                                                              Phụ gia chống cháy

Chất chống cháy trên cơ sở Photpho là tăng trưởng nhanh nhất. Alumina Trihydrat (ATH) là chất chống cháy sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, chiếm gần một phần ba số tiêu thụ toàn cầu. Các chất chống cháy halogen hóa, đại diện bởi các sản phẩm bromine và chlorine đang được loại bỏ trên toàn cầu do các rủi ro về sức khỏe và môi trường. Tạo cơ hội cho các nhà cung cấp chất chống cháy thay thế để thay thế chúng. Tuy nhiên sự ra đời của các công thức ít nguy hiểm bới các nhà cung cấp chất chống cháy halogen hóa sẽ tăng đến một mức độ nhất định.

  Các ứng dụng xây dựng tăng mạnh. Doanh số của các chất chống cháy được sử dụng trong các ứng dụng xây dựng sẽ ghi lại sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường. Do dân số ngày càng tập trung hơn ở các trung tâm đô thị, nó sẽ có tầm quan trọng hơn để thực hiện đúng luật xây dựng giảm tỷ lệ cháy, củng cố doanh số chất chống cháy trong các sản phẩm như vật liệu.

 I. Phụ gia chống cháy là gì?

  Phụ gia chống cháy là chất có thể gây trì hoãn hoặc ức chế khả năng lây lan của ngọn lửa bằng cách ngăn cản các phản ứng hóa học tạo ra sự cháy hoặc do hình thành một lớp bảo vệ trên bề mặt của vật liệu.

  Các chất chống cháy có hiệu quả đạt được  một trong những mục tiêu sau đây:

  • Tăng nhiệt độ bắt cháy của vật liệu
  • Làm chậm tốc độ cháy
  • Làm giảm tỷ lệ giải phóng nhiệt
  • Làm giảm sự phát triển của ngọn lửa
  • Làm giảm lượng khói sinh ra

II. Nhiệm vụ của các phụ gia chống cháy: 

Các phụ gia chống cháy có nhiệm vụ chính là ngăn cản và dập tắt quá trình cháy thông qua các cơ chế sau:

  •  Tạo lớp bảo vệ trên bề mặt pha rắn: Các phụ gia chống cháy sẽ giúp hình thành lên một lớp bảo vệ bằng cacbon. Lớp bảo vệ này sẽ hình thành một lớp cách nhiệt và ngăn cản sự tiếp xúc của bề mặt polymer với oxi.
  •  Dập tắt gốc tự do hoạt động trên pha  khí: Trong quá trình cháy, các phần polymer sẽ tương tác với oxi và các chất nhạy phản ứng dể tạo ra các gốc tự do của oxi, hydroxy và hydro. Những phụ gia có chứa halogen và photpho có thể tác dụng với các gốc tự do này để tạo ra các chất ít hoạt động nhằm ngăn cản quá trình cháy.

Ví dụ: Antimon trioxit và các dẫn xuất paraffin clo hóa được sử dụng phổ biến làm chất chống cháy, cũng như kẽm borat, hydroxit nhôm và hydroxit magie. Các vật liệu halogen hóa giải phóng clo, sau đó clo kết hợp với các trioxit antimony để tạo thành chất ức chế lửa triclorua.

III.Phân loại Phụ gia chất chống cháy:

  • Chất chống cháy halogen: Là chất chống cháy có chứa clo hoặc brom, đây là nhóm chất có thị trường lớn nhất hiện nay xét trên giá trị. Các chất chống halogen làm gián đoạn khả năng duy trì ngọn lửa bằng các axit như HCl hay HBr ở dạng khí. Một số chất chống cháy phổ biến như Decabromodiphenyl oxit (DECA), Tetrabromobisphenol A (TBBA), Hexabromocyclododecane (HBCD), TBBA-bis-(2,3-dibromopropyl ete)…
  • Chất chống cháy hydrat kim loại: Nhóm sản phẩm này không mang lại rủi ro về sức khỏe, môi trường, vì vậy có thể gọi là chất chống cháy thân thiện môi trường. Chất chống cháy hydrate kim loại bao gồm trihydroxit nhôm (ATH) (loại này ứng dụng cho nhiều loại nhựa nhiệt dẻo và nhiệt rắn.
  • Chất chống cháy photpho: Là loại chất chống cháy có chứa photpho bao gồm polyphotphat amoni (APP), photpho đỏ, photphat hữu cơ và photphonat, choroaliphatic. Chúng làm chậm quá trình lây lan của ngọn lửa. Các hợp chất này có cơ chế chống cháy khá phức tạp, gần như mang cả tính chất của chất chống cháy halogen với các hoạt động ức chế ngọn lửa bằng pha khí và cơ chế của hydrate kim loại với khả năng ngưng tụ hơi dập ngọn lửa hoặc tạo lớp tinh thể bảo vệ vật liệu nền. Khối lượng lớn nhất của chất phụ gia chống cháy phopho là photphat este, ngoài ra cũng phải kể đến resorcinol diphotphat (RDP) và bisphenol A diphotphat (BDP), chúng được sử dụng rộng rãi trong PVC, ABS/PC và PPO.

   

Sưu tầm

CÔNG TY TNHH TMDV VĂN CAO

Các loại nhựa

Butyl Acetate, Toluene, Methanol 

Butyl Acetate

Các loại dung môi

 

 

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

Sự khác nhau giữa hạt nhựa TPE và TPU

 Sự khác nhau giữa hạt nhựa TPE và TPU                    

Sự khác nhau giữa hạt nhựa TPE và TPU

Mặc dù hạt nhựa TPE và TPU đều là vật liệu Polymer, và là chất đàn hồi. Nhưng chúng lại không phải là chất giữ nhiệt như những dòng đàn hồi thông thường khác. Đây chính là nhựa nhiệt dẻo, do đó các vật liệu nhựa này không cần bất kỳ quá trình lưu hóa nào. Tuy TPU là một dạng khác của TPE nhưng nó có nhiều đặc tính ưu việt hơn. Sự khác nhau giữa hạt nhựa TPE và TPU là gì?

I.Sự khác nhau giữa TPE và TPU qua các định nghĩa cơ bản 

Để có thể phân biệt được sự khác nhau giữa hai dòng nhựa nhiệt dẻo này. Cần phân biệt ngay từ những định nghĩa cơ bản nhất. Từ đó mới có thể dễ dàng nhận biết được đâu là TPE và đâu là TPU. Cụ thể:

I.1.Hạt nhựa TPE là gì?

  • Hạt nhựa TPE chính là tên viết tắt của nhựa nhiệt dẻo đàn hồi. Nó còn được biết đến như một loại cao su nhựa nhiệt dẻo. Nói một cách chính xác hơn thì TPE chính là một lớp Copolymer, một chất đồng trùng hợp. 
  • Nói một cách dễ hiểu thì TPE chính là một loại Polymer được sinh ra từ nhiều loại Monome. Đa số các chất đàn hồi là nhiệt, nhưng TPE là nhựa nhiệt dẻo. Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao dòng vật liệu nhựa này không cần bất kỳ quá trình lưu hóa. Điều này hoàn toàn khác biệt với các chất đàn hồi nhiệt khác.
  • Ưu điểm vượt trội nhất của dòng hạt nhựa chuyên dụng này chính là có thể kéo dài nhiều lần mà không bị biến dạng vĩnh viễn.

I.2.Định nghĩa hạt nhựa TPU có gì khác với TPE?

  • Hạt nhựa TPU là tên viết tắt của nhựa nhiệt dẻo Polyurethane. Chúng chính là một loại chất đàn hồi nhiệt dẻo. Chính vì vậy, TPU rất dễ tan chảy và đàn hồi.
  • Đặc điểm nổi bật nhất của dòng hạt nhựa này chính là độ đàn hồi, sự trong suốt. Kèm theo đó là khả năng chống dầu, chống mài mòn.
  • Nhựa TPU chính là một dạng Copolymer khối bởi nó có chứa các phân đoạn mềm và cứng.

II.Sự khác nhau giữa TPE và TPU qua đặc điểm nổi bật

  • Nói về đặc điểm thì cả TPE và TPU đều có những ưu và nhược điểm nhất định của riêng mình. 
  • Nếu TPE là một vật liệu giống như cao su và có thể xử lý dễ dàng thông qua các công nghệ nhiệt dẻo như ép phun, ép đùn…Và nhựa TPE tự nhiên được tạo ra từ các thành phần phù hợp như dầu, chất độn vào vật liệu cao su mềm. 
  • Thì TPU lại được tô màu thông qua một số quy trình, và nó cũng cực kỳ linh hoạt. Điều này có được là do các thành phần của phân khúc cứng và mềm.
  • Các thành phần cứng là thơm hoặc Aliphatic. Chúng thường rất thơm nhưng các phân đoạn cứng Aliphatic được ưa thích hơn. Nhờ độ trong suốt và màu sắc khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là quan trọng hơn cả.
  • Còn nếu như TPE có thể thay thế hầu hết các loại vật liệu cao su khác. Trong ngành công nghiệp ô tô nhờ các đặc tính nổi trội của chính nó. Điển hình như khả năng xử lý tốt, màu sắc, kháng hóa chất, độ mềm và khả năng tái chế cao. Tính linh hoạt hơn hẳn các hạt nhựa khác.
  • Với TPU thì lại khác, nó có khả năng kháng dầu phát sinh với phân đoạn mềm của chất đồng trùng hợp khối này. Trong khi các phân đoạn mềm thường được làm từ loại Polyether hay Polyester, tùy vào từng ứng dụng. Các phân đoạn mềm Polyether đóng vai trò vô cùng quan trọng để có thể chịu được môi trường ẩm ướt, và kháng dầu.

Nhược điểm của hai dòng nhựa nhiệt dẻo này là gì?

  • Nhược điểm lớn nhất của TPE chính là giá thành đắt hơn. Do chi phí để chế tạo ra dòng vật liệu này yêu cầu cao hơn. Bên cạnh đó, TPE còn cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ hơn các chất đàn hồi khác. Độ bền của TPE cũng rất thấp.
  • Trong khi đó, hạt nhựa TPU lại sở hữu độ cứng cao hơn TPE. Khi bị cháy TPU sẽ cháy với mùi rất khó chịu. Các thành phẩm được làm từ nhựa TPU mang lại cho người dùng cảm giác cứng hơn, có độ ma sát cao hơn.

III.Sự khác nhau giữa hạt nhựa TPE và TPU qua tính chất đặc trưng

  • Nếu TPE là từ viết tắt của chất đàn hồi nhiệt dẻo thì TPU lại là từ viết tắt của Polyurethane nhiệt dẻo.
  • Về độ cứng: hầu hết các vật liệu TPE đều có độ cứng ít hơn. Ngược lại TPU lại có độ cứng khá cao.
  • Khi đốt TPE sẽ cháy với mùi thơm mờ còn TPU lại cháy với mùi khó chịu.
  • Xét về mặt cảm nhận thì TPE mềm mại mang lại cảm giác tinh tế. TPU lại đối ngược hoàn toàn chúng cho ta có cảm giác cứng hơn với ma sát mạnh.
  • Khả năng kháng hóa chất: TPE có sức đề kháng vừa phải đối với các hóa chất còn TPU lại có thể kháng hóa chất cực kỳ tốt.
  • Chịu mài mòn: Nếu TPE có khả năng chống mài mòn vừa phải, thì TPU lại có thể chống mài mòn rất tốt.

Nhìn chung thì cả hạt nhựa TPE và TPU đều là vật liệu Polyme nhiệt dẻo. Sự khách nhau giữa TPE và TPU rõ rệt nhất phải chăng là khi đốt cháy. TPE sẽ có mùi thơm mờ nhạt còn TPU lại có mùi khét khó chịu.

Sưu tầm 

CÔNG TY TNHH TMDV VĂN CAO

Cellosovle Acetate ( Chống mốc)

Butyl Acetate, Toluene, Methanol 

Butyl Acetate

Các loại dung môi

 

Thứ Ba, 4 tháng 5, 2021

Công dụng của Hạt Nhựa TPE

   

Công dụng của Hạt Nhựa TPE                                         Công dụng của Hạt Nhựa TPE
Hạt Nhựa TPE dùng để làm gì? Nhựa TPE có an toàn không? Đây là câu hỏi được rất nhiều khách hàng đặt ra. Khi lần đầu tiên nghe đến tên loại nguyên vật liệu này. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về hạt nhựa TPE, cũng như cấu trúc và tác dụng của dòng nguyên vật liệu này. 

I.Hạt nhựa TPE là gì?

  • Nhựa TPE là gì? Hay TPE là gì? Là những câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm. Nói một cách dễ hiểu thì đây chính là chất đàn hồi nhựa nhiệt dẻo. Đôi khi được gọi là cao su nhiệt dẻo.  Hạt nhựa TPE là gì? hạt nhựa chuyên dụng này là một loại chất đồng trùng hợp hoặc hỗn hợp vật lý của các polyme (thường là nhựa và cao su). Bao gồm các vật liệu có cả đặc tính đàn hồi và nhiệt dẻo. Trong khi hầu hết các chất đàn hồi là chất nhiệt rắn. Thì ngược lại, chất dẻo nhiệt tương đối dễ sử dụng trong sản xuất.
  • Ví dụ, bằng cách ép phun. Chất đàn hồi nhựa nhiệt dẻo thể hiện những ưu điểm đặc trưng của cả vật liệu cao su và vật liệu nhựa. Lợi ích của việc sử dụng chất đàn hồi nhựa nhiệt dẻo, chính là:  Khả năng kéo giãn đến độ giãn vừa phải và trở lại hình dạng gần như ban đầu. Từ đó tạo ra tuổi thọ cao hơn và phạm vi vật lý tốt hơn so với các vật liệu khác.
  • Sự khác biệt cơ bản giữa chất đàn hồi nhiệt rắn và chất đàn hồi nhựa nhiệt dẻo. Là loại liên kết liên kết ngang trong cấu trúc của chúng. Trên thực tế, liên kết chéo là một yếu tố cấu trúc quan trọng mang lại đặc tính đàn hồi cao.

II.Hạt nhựa TPE có đặc tính như thế nào?

  • Hạt nhựa TPE chính là một vật liệu đàn hồi nhiệt dẻo. Có tính đàn hồi tốt, rất mềm và có tính dẻo hơn hạt cao su. Chính vì vậy, loại vật liệu này có đặc tính đàn hồi nhiệt dẻo, đồng thời có tính chất của cao su. Song song với đó có một chút của đặc tính gia công nhựa.
  • TPE còn có tính bật nảy cao, thân thiện với môi trường. Bởi trong thành phần của nó không chứa bất kỳ chất độc hại nào đến sức khỏe người sử dụng. Đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi hạt nhựa TPE có an toàn không? Bởi chúng  thực sự rất an toàn.
  • Hạt nhựa TPE có tốt không?
  • Hạt nhựa TPE có an toàn không? Có tốt không? Câu trả lời là có. Vì trong suốt quá trình gia công sản xuất không cần lưu hóa mà còn có khả năng lên màu cực đẹp. Cũng như chịu được nhiệt độ cao. Nhiệt độ nóng chảy của chất liệu nhựa này vào khoảng 100 đến 120 độ C. Đặc biệt vật liệu nhựa này còn có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt.

 Ngoài ra, loại vật liệu cao cấp này còn có thể thu gom tái sử dụng. Từ đó giảm chi phí đầu tư ban đầu, giá nhựa TPE rẻ nên giá thành các thành phẩm cũng rẻ theo. Trong quá trình gia công vô cùng tiện lợi. Bởi nó có thể kết hợp với các loại nhựa khác một cách vô cùng hoàn hảo. Như: PP, PE, PC, PS…Nếu muốn bạn có thể sử dụng nguyên vật liệu TPE để sản xuất thành phẩm của mình.

 

III. Ưu điểm nổi bật của hạt nhựa TPE 

  • TPE có tính nhiệt dẻo, có thể tự tan chảy dưới nhiệt độ cao mà không cần trải qua quá trình lưu hóa.
  • Đồng thời, quá trình gia công vô cùng đơn giản, dễ điều chỉnh.
  •  Bên cạnh đó, hạt nhựa TPE có sự liên kết cực kỳ tốt. Nên nó có thể kết hợp với một số chất phụ gia để điều chỉnh vật liệu.
  • Sau đó, kết hợp với kỹ thuật pha trộn tốt. Bạn có thể cho ra đời hàng loạt các sản phẩm chất lượng cao theo yêu cầu của khách hàng. Dù vị khách đó có khó tính đến mấy cũng nhanh chóng bị thu phục. Bởi chất lượng của sản phẩm luôn đạt cao nhất.

IV.Nhược điểm của hạt nhựa TPE

  • Như đã nói ở trên, hạt nhựa TPE là vật liệu đàn hồi nhiệt dẻo. Nó sẽ trở nên mềm thậm chí tan chảy dưới nhiệt độ cao. Mặc dù, khả năng chịu nhiệt không bằng cao su, nên khi nhiệt độ gia công tăng. Tính chất vật lý của vật liệu này vì thế bị giảm đi rất nhiều. Chính vì thế, quá trình gia công sẽ bị hạn chế nhất định về nhiệt độ, và giá nhựa TPE cũng bị ảnh hưởng phần nào. Nhưng nhờ vào tính chất vật lý tốt, cùng khả năng cách điện cực kỳ tốt. Nên TPE vẫn là vật liệu được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi hơn.

V.Hạt nhựa TPE dùng để làm gì?

  • Với những ưu và nhược điểm trên, hạt nhựa TPE dùng để làm gì? Đây chính là câu hỏi thu hút được sự quan tâm của rất nhiều khách hàng. Khi lần đầu nghe đến tên nguyên vật liệu này. Và câu trả lời sẽ có ngay dưới đây, bạn có thể tham khảo để biết thêm về vật liệu cao cấp này.
  • Với tính năng của mình, hạt nhựa TPE dùng để làm đế giày, lót giày cao cấp. Ngoài ra, nó còn được sử dụng như một chất xúc tác. Giúp điều chỉnh tính chất nhựa đường, tính chất nhựa gia công.
  • Đặc biệt, vật liệu này có thể sử dụng trực tiếp ngay vào gia công ép phun. Vừa có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm, hiệu suất sử dụng. Cũng như tiết kiệm thời gian gia công. Nên hạt nhựa TPE có thể sử dụng nhiều lần, không giống với các vật liệu khác. Nhất là phế liệu của TPE có thể tái sử dụng, gia công lần hai.
  • Điều này vừa tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, vừa giảm giá thành sản phẩm. Trong thành phần của loại vật liệu này không chứa chất gây độc hại, thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, trong suốt quá trình sản xuất không sản sinh ra các khí gây ô nhiễm. Hay các chất độc hại, mang lại hiệu quả khi sử dụng vào sản xuất. Nhờ có tính năng này, mà nó còn được sử dụng để thay thế cho vật liệu cao su phải lưu hóa hay nhựa PVC.

Đánh giá hạt nhựa TPE toàn diện

  • Hạt nhựa TPE có ngoại hình và cảm giác tốt, dễ lên màu, tính ổn định cao. Bên cạnh đó, giá hạt nhựa TPE  rẻ hơn so với những chất liệu nhựa khác. Phạm vi độ cứng cao, khả năng cách điện tốt, có khả năng chịu được sự thay đổi của khí hậu khắc nghiệt cao. Nên TPE dùng để sản xuất dây điện, các vật dụng khác như tay cầm dụng cụ điện. Hay sản xuất gioăng, các chi tiết cánh cửa…

 

Sưu tầm

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO 

Hóa chất ngành dệt

Hóa chất dung môi

Hóa chất ngành sơn

 

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

Ứng dụng nổi bật của Hạt Nhựa chống cháy

 Hạt nhựa chống cháy        

Hạt nhựa chống cháy

Hạt nhựa chống cháy là một trong những vật liệu nhựa. Sở hữu rất nhiều tính năng không phải dòng vật liệu nào cũng mang lại. Từ những tính năng này đã giúp cho người sử dụng nhận được rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, những tính năng và ứng dụng của dòng vật liệu này thì không phải ai cũng biết.

Xin giới thiệu đến các bạn một số thông tin cơ bản nhất về hạt nhựa chống cháy. Một trong những thông tin ấy là tính năng nổi bật cũng như ứng dụng điển hình.

I.Hạt nhựa chống cháy có những tính năng gì nổi bật?

Hạt nhựa chống cháy là một trong những hạt nhựa có khả năng chống cháy.Ngoài tác dụng chống cháy tuyệt hảo, hạt nhựa chất lượng cao này còn sở hữu một số tính năng nổi bật khác. Điển hình như ba tính năng dưới đây:

  • Hạt nhựa chống cháy có tính về cơ học cao, khá cứng vững. Tuy nhiên, nó lại không mềm dẻo như PE, cũng không bị kéo giãn dài, nên rất dễ chế tạo thành sợi. Bên cạnh đó, hạt nhựa này còn rất dễ bị xé rách khi không may có một vết cắt, hoặc một vết thủng nhỏ.
  • Ngoài ra, nhựa chống cháy này cũng sở hữu những tính năng giống như hạt nhựa PE nhưng cứng hơn. Cách điện tần số cao cực kỳ hiệu quả. Khi hoạt động ở nhiệt độ thấp nó có thể chịu được va đập thấp.
  • Tính chất tùy thuộc vào cấu trúc đồng phân lập thể.
  • Dòng hạt nhựa chất lượng cao này trong suốt, độ bóng bề mặt cao mang lại khả năng in ấn cao, nét in rõ ràng chi tiết.
  • Đặc biệt không màu, không mùi, không vị, không có chất độc hại. Nên nó hoàn toàn an toàn với sức khỏe của người sử dụng. Cũng như thân thiện với môi trường xung quanh.

II. Ứng dụng nổi bật của hạt nhựa chống cháy

Nhờ những tính năng nổi bật trên, hạt nhựa chống cháy được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Điển hình như những ứng dụng dưới đây:

  • Sử dụng làm bao bì, hay một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm. Không có yêu cầu chống oxy hóa một cách nghiêm ngặt nhất.
  • Bên cạnh đó nguyên liệu nhựa này còn được sử dụng làm màng phủ ngoài đối với loại màng nhiều lớp. Nhằm tăng tính chống thấm khí, hơi nước, từ đó tạo ra khả năng in ấn cao. Và rất dễ xé rách để mở bao bì bởi nó đã được tạo sẵn một vết đứt, cũng như tạo độ bóng cao cho bao bì.
  • Bên cạnh đó, hạt nhựa chống cháy còn được sử dụng làm nắp chai nước ngọt, thân và nắp bút mực. Hay hộp nữ trang, két bia, hộp đựng thịt…
  • Thậm chí, nó còn được sử dụng làm kháng hóa chất trong ngành y tế như: Chai lọ thuốc y tế, màng mỏng bao bì, ống dẫn, nắp thùng chứa dung môi..
  • Hoặc cách điện tần số cao: Hạt nhựa chống cháy còn được sử dụng làm vật liệu cách điện tần số cao, tâm, vật kẹp cách điện.
  • Trong ngành công nghiệp dệt: Thì nó được sử dụng làm dép giả da đi trong nhà, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng tương đối lớn.

Sưu tầm

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO 

Hóa chất ngành dệt

Hóa chất dung môi

Hóa chất ngành sơn

 

 

Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

Phụ gia chống cháy cho nhựa

 Phụ gia chống cháy         

Phụ gia chống cháy

I.Qúa trình cháy của nhựa

Để hiểu được quá trình làm trì hoãn và chống cháy cho nhựa, trước tiên ta phải hiểu được quá trình cháy và đặc thù trong quá trình cháy của nhựa.

Có thể thấy ba yếu tố chính trong quá trình cháy gồm:

  • Thành phần oxy, là thành phần đóng vai trò không thể thiếu trong phản ứng cháy. Oxy luôn có trong môi trường xung quanh. Nhiệt độ là yếu tố giúp thúc đẩy phản ứng oxy hóa diễn ra nhanh hơn. Nhiệt độ cũng là yếu tố làm gãy mạch các hợp chất hữu cơ, tạo thành những hợp chất thấp phân tử dễ bắt cháy.
  •  Vật thể cháy, là thành phần tham gia vào phản ứng oxy hóa. Tùy thuộc vào cấu trúc, mổi vật thể có thể bắt cháy ở điểm nhiệt khác nhau. Cũng tùy thuộc vào cấu trúc hóa học của vật thể mà:
  • Nhiệt lượng sinh ra cho quá trình cháy cao thấp khác nhau.
  • Cấu trúc dễ hay không dễ phân hủy nhiệt để tạo ra những hợp chất dễ cháy.
  • Riêng đối với vật liệu nhựa thì có thể thấy đây là vật liệu có thành phần chính là hữu cơ, có những đặc điểm cháy:
  • Nhiệt độ bắt cháy tương đối thấp.
  • Nhiệt lượng cháy sinh ra cao
  • Dễ bị phân hủy nhiệt, tạo ra các thành phần hữu cơ thấp phân tử có tính cháy cao.

II.Nguyên lý ngăn quá trình chống cháy

  •  Từ việc phân tính về quá trình cháy của vật liệu nhựa, người ta đã thấy có một số nguyên lý nhằm trì hoãn. Ngăn chặn và dập tắt quá trình cháy của nhựa, như sau:
  •  Thành phần có đặc tính cướp oxy trong quá trình cháy. Đây là thành phần rất nhạy phản ứng với oxy. Đòi hỏi lượng oxy cao và ít sinh ra nhiệt lượng khi cháy.
  •  Tạo thành lớp ngăn cản sự tiếp xúc oxy và cách nhiệt: Là thành phần sau khi cháy hình thành hợp chất có tính liên kết. Tạo thành một lớp trơ với nhiệt bao quanh vật thể cháy (gọi là lớp xỉ trơ), nên giúp ngăn chặn việc tiếp xúc của oxy vào bên trong vật thể cháy.
  •  Làm suy giảm nhiệt năng của quá trình phản ứng cháy. Đây chủ yếu là các hợp chất khi phân hủy nhiệt hình thành ra các hợp chất có tính thu nhiệt cao, thường thấy nhất là sinh ra hơi nước.
  •  Dùng thành phần trơ để đẩy oxy khỏi vật cháy: Một số hợp chất khi cháy, sinh ra một số khí trơ lớn nên tạo ra xu hướng đẩy xa oxy của môi trường ra xa khỏi vật thể cháy.

III.Phân loại các hợp chất chống cháy cho nhựa

Để tăng khả năng chống cháy cho sản phẩm nhựa, người ta thường dùng một số hợp chất như:

  •  Hợp chất chứa nhiều phân tử halogen (Cl, Br,…): Những hợp chất này ngăn quá trình cháy theo nguyên lý đầu tiên. Chúng có tác dụng làm suy yếu quá trình cháy, do cướp nhiều oxy và không sinh ra nhiều nhiệt lượng, nên làm suy yếu quy trình cháy. Hợp chất này đóng vai trò rất quan trong trong việc ngăn chạy quá trình cháy ngay điểm bắt đầu (ngay thời điểm nhiệt lượng xung quanh còn nhỏ, chưa đủ cao).
  •  Hợp chất phosphorus: Hợp chất phosphorous khi cháy sẽ sinh ra acid phosphoric, là thành phần giúp hình thành lớp sỉ cứng trơ nhiệt xung quanh vật thể cháy, giúp ngăn cản việc tiếp xúc của oxy vào bên trong. Thành phần acid phophoric và lớp xỉ trơ còn ngăn cản quá trình phân hủy nhiệt và việc thoát các hợp chất hữu cơ hình thành do quá trình phân hủy nhiệt ra bên ngoài. Hợp chất phosphorus này thường được dùng cho các vật liệu xốp, có diện tích tiếp xúc oxy lớn, dễ cháy như: vật liệu xốp polyurethane (nệm); thảm; sản phẩm trang trí nội thất; sản phẩm cao su trong nhà;… Hợp chất này hoạt động chủ yếu theo nguyên lý chống cháy thứ 2.
  •  Hợp chất Nitrogen: Hợp chất nitrogen này hoạt động chống cháy theo nhiều hướng. Chúng tham gia vào quá trình hình thành ra lớp xỉ trơ, giúp ngăn cản oxy (như nguyên lý thứ 2). Khi chúng cháy cũng sinh ra một lượng khí trơ (NO2) đẩy xa oxy ra khỏi vật thể cháy (như nguyên lý chống cháy thứ 4). Người ta nhận thấy rằng việc kết hợp những hợp chất Nitrogen và Phosphorus tạo thành hiệu ứng liên hợp giúp ngăn chặn quá trình cháy một các rất hiệu quả.
  •  Hợp chất vô cơ: Đa phần hợp chất vô cơ có tính chịu nhiệt cao. Sản phẩm sau cháy nếu có là những hợp chất rắn trơ, nên giúp hình thành bộ khung của lớp xỉ trơ (theo nguyên lý 1). Một số hợp chất có tính phân hủy nhiệt và sinh ra nước (như: hợp chất alluminium hydroxide, magnesium hydroxide,…) là một nhân tố làm suy giảm nhiệt độ của vật thể cháy (theo nguyên lý 3). Các hơi nước cũng tăng thể tích nhanh ở nhiệt độ cao, tạo ra việc đuổi oxy khỏi vật đang cháy (theo nguyên lý). Người ta nhận thấy rằng kết hợp giữa những hợp chất vô cơ trên với các hợp chất Phophorus, Nitrogen, Hologen sẽ tạo nên việc chống cháy tổng hợp và rất hiệu quả cho nhựa. Một nhược điểm cần phải quan tâm khi sử dụng những hợp chất vô cơ trên vào trong nhựa ảnh hưởng nhiều đến tính chất cơ lý của sản phẩm.

Sưu tầm

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO

Phụ gia

Phụ gia ngành sơn 

Các loại dung môi

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2021

PHỤ GIA TĂNG BÓNG OLEAMIDE CHO SẢN XUẤT BAO BÌ PP, PE

 Sản xuất bao bì PP, PE             

 Sản xuất bao bì PP, PE[/caption]

Trong quá trình gia công, sản xuất màng mỏng các sản phẩm thường bị ảnh hưởng đến độ trong, bóng và sự kết dính.

  • Nguyên nhân: khi ta sử dụng chất độn (Taical), nhựa tái sinh hoặc kết hợp các yếu tố của quá trình gia công. Đôi khi nhựa bị lão hóa, màu bị phai hoặc bay màu nhanh.
  • Phụ gia tăng bóng là một giải pháp tốt cho sản phẩm đòi hỏi có độ trong và bóng cao mà với một chi phí hợp lý nhất. Chất tăng bóng kết hợp tốt nhất với chất trợ gia công thì hiệu quả mang lại cao hơn.
  • Công thức hoá học:

CH3-(CH2)7-CH=CH-(CH2)7-CONH2

I.Công dụng của bột tăng bóng:

  • Bột tăng bóng là một tác nhân làm tăng sự trong suốt, tăng độ bóng của PE và đang trở thành tiêu chuẩn mới. Với bột tăng bóng, các giá trị mây mù có thể được giảm một nửa so với hiệu suất ban đầu trước PE.
  • Bột tăng bóng dựa trên hợp chất béo oleamide có công thức C17H35CONH2. Đây là một hợp chất của chất béo cao phân tử có nguồn gốc từ Acid Oleic . Với những liên kết mạch dựa trên cầu nối là liên kết peptited do vậy phụ gia giúp bề mặt sản phẩm đạt được độ bóng cao do có tính chất làm cầu nối giữa các nhánh PE với nhau.
  • Ngoài ra, phụ gia tăng bóng được xem như 1 chất trợ gia công ngoại. Tạo sự trơn và đồng nhất sản phẩm trong quá trình thổi màng. Tăng năng xuất tạo màng từ 1-3%, giúp trục Vis giảm tối đa sự ma sát ngoại, đóng vai trò như một chất bôi trơn ngoại. Do đó, làm giảm được sự ăn mòn đối với trục Vis, tăng hiệu quả kinh tế.
  • Phụ gia tăng bóng có nguồn gốc từ Oleamide chất béo của hợp chất cao phân tử nên không ảnh hưởng khi sử dụng trong màng bao, túi đựng thực phẩm,…
  • Phụ gia tăng bóng không có ảnh hưởng xấu đến khả năng hàn, dán hoặc tính chất xử lý Corona cũng như khả năng bám dính của mực in hay keo ghép.

II.Ứng dụng:

  • Chất tăng bóng này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất. Đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất bao bì PE,PP,…
  • Hàm lượng sử dụng:Thông thường được sử dụng từ 0.2 – 1.0%.

III. Hướng dẫn sử dụng: 

  • Sau khi gần kết thúc quá trình trộn keo với các loại hạt nhựa màu (masterbatch) và một số phụ gia khác (chất độn, taical, hạt tăng dai,…).
  • Lúc này ta mới cho thêm từ 0.2 – 1.0% phụ gia tăng bóng vào, vì khi đó các hạt keo đã được đảo trộn đều và có khuynh hướng mang theo điện tích. Như vậy bột tăng bóng khi cho vào ở giai đoạn này sẽ được bám phủ đều vào hạt keo mà không bị bay mất làm tăng hiệu quả sử dụng, đạt được chất lượng tốt nhất.

Sưu tầm

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO

Phụ gia

Phụ gia ngành sơn 

Các loại dung môi

Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2021

Bột PVC PASTE

  PVC Paste là dạng nhựa nhũ tương của PVC, còn PVC là một loại nhựa nhiệt dẻo được tạo thành từ phản ứng trùng hợp vinylclorua (CH2=CHCl).

I. Bột PVC PASTE là gì?

  • PVC Paste là dạng nhựa nhũ tương của PVC, còn PVC là một loại nhựa nhiệt dẻo được tạo thành từ phản ứng trùng hợp Vinylclorua (CH2=CHCl).
  • PVC không độc, nó chỉ độc bởi phụ gia, monome VC còn dư. Khi gia công chế tạo sản phẩm do sự tách thoát HCl.
  • PVC chịu va đập kém. Để tăng cường tính va đập cho PVC thường dùng chủ yếu các chất sau: MBS, ABS, CPE, EVA với tỉ lệ từ 5 - 15%.
  • PVC là loại vật liệu cách điện tốt, các vật liệu cách điện từ. PVC thường sử dụng thêm các chất hóa dẻo tạo cho PVC này có tính mềm dẻo cao hơn, dai và dễ gia công hơn, chất lượng khi gia công tốt hơn, dễ sử dụng hơn.

 Bột PVC PASTE 

Bột PVC PASTE

II.Ứng dụng chính của bột PVC PASTE:

  • PVC paste thường được sử dụng để làm đường ống, ống dẫn và phụ kiện đường ống.
  • Được sử dụng để làm dây và cáp..
  • Vật liệu đóng gói, bao bì màng, máng nước, miếng đệm, poster, pano, băng rôn quảng cáo
  • Dệt may hoàn thiện….
  • Làm tấm nhựa PVC, ứng dụng trong nội thất, xây dựng…
  • Sử dụng làm các thiết bị y tế như túi xách tĩnh mạch, túi đựng máu, ống hô hấp, ống thông, thiết bị lọc máu…
  • Làm đồ chơi giải trí và một số đồ thể thao
  • Lớp phủ trải: Da nhân tạo, bạt & Canvas, Khăn trải bàn, rèm, băng tải thắt lưng, lớp phủ cuộn, lót thảm.
  • Đúc: Đồ chơi, niêm phong nút chai, nón giao thông.
  • Ngâm: Tay cầm dụng cụ, Chai thủy tinh.

Một số ứng dụng của nhựa PVC Siamvic có thể được quy định tiêu chuẩn hoặc hạn chế bởi luật pháp và quy định hiện hành của quốc gia. Có thể trong số các thiết bị y tế, bao bì mỹ phẩm, bao bì chăm sóc cá nhân, bao bì thực phẩm và thức ăn, nước uống. v.v.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO

Các loại dung môi

Phụ gia

Chất tẩy rửa

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021

Glycerine (Glycerol, Glycerin)

 

Glycerine (Glycerol, Glycerin) là một polyol đơn giản. Không màu, không mùi, nhớt. Glycerol có 3 nhóm -OH nên tan hoàn tốt trong nước. Hầu hết các chất béo đều có sườn từ glycerol, còn gọi là các triglycerides. Glycerine có vị ngọt và độc tính thấp.

Hóa chất Glycerin được ứng dụng rất nhiều trong nghành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, chất chống đông….

1.Tính chất của Glycerin

- Số Cas: 56-81-5

- Công thức phân tử: C3H8O3

- Khối lượng phân tử: 92.09 g/mol

- Ngoại quan: Chất lỏng không màu

- Mùi: Không mùi

- Tỉ trọng: 1.261 g/cm3

- Nhiệt độ đông đặc:17.8oC

- Nhiệt độ sôi: 290oC

- Tính tan trong nước: Tan vô hạn

- Áp suất hơi: < 1 mmHg

- Độ nhớt: 1.412 Pa.s

2.Sản xuất Glycerin

  • Glycerine là sườn của các triglyceride, và nó được sản xuất từ phản ứng xà phòng hóa các chất béo như một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất xà phòng.
  • Nó cũng là một sản phẩm phụ của việc sản xuất dầu diesel sinh học thông qua quá trình chuyển đổi ester. Ở dạng này glycerine thô thường tối. Các triglyceride được cho phản ứng với một alcol như ethanol với xúc tác baz để cho ra ester của acid béo và glycerol.
  • Glycerine được sản xuất từ Propylene bằng nhiều đường khác nhau. Trong đó quy trình epichlorohydrin là quan trọng nhất. Nó bao gồm quá trình chlor hóa propylene để cho ra allyl chloride. Sau đó được oxi hóa bởi hypochloride ( ClO- ) để cho ra dichlorohydrin (Cl2-CH-CH2-OH). Chất này sau đó phản ứng với một baz mạnh để cho ra epichlorohydrin (ECH). ECH sau đó được thủy phân để cho ra glycerol.
Glycerine (Glycerol, Glycerin) 
                                                    Glycerine (Glycerol, Glycerin)
  • Trong các quá trình trên thì dầu diesel sinh học được ưu tiên nên glycerine có chất lượng không tốt, do vậy phương pháp sản xuất này không cho hiệu quả kinh tế cao. Glycerine có thể được loại bỏ trong quá trình này bằng cách sử dụng một loại enzym đặc biệt để phá vỡ phytol và tinh bột. Loại enzyme này được sản xuất một cách từ một loại vi khuẩn biến đổi gen. Vì quá trình trên không tạo ra glycerine như một sản phẩm phụ nên độ tinh khiết của dầu diesel sinh học được cải thiện đáng kể và giá thành cũng được giảm xuống.
  • Do vậy chỉ còn lại một cách duy nhất có hiệu quả để sản xuất glycerine, do các yêu cầu về chất lượng cũng như sự nhạy cảm trong các ứng dụng dược phẩm, chăm sóc con người. Nguyên liệu được dùng để sản xuất glycerine gồm có mỡ động vật, như mỡ bò, các dầu thực vật như dầu dừa, dầu đậu nành...
  • Nó cũng được sử dụng làm chất tạo ẩm (cùng với propylene glycol với tên E1520.

3.Ứng dụng Glycerin

3.1.Glycerin trong công nghiệp thực phẩm

  • Trong thức ăn và đồ uống, glycerine được sử dụng như một chất tạo ẩm. Chất tạo ngọt, chất bảo quản. Ngoài ra nó còn được sử dụng làm chất độn trong các sản phẩm ít béo như bánh ngọt. Glycerine và nước được sử dụng để bảo quản một số loại lá.
  • Như một chất thay thế cho đường. Glycerine chứa khoảng 27 calories trong một thìa cafe (đường chứa 20) và có vị ngọt gần giống đường sucrose. Tuy nhiên nó lại không làm tăng lượng đường trong máu và cũng không gây sâu răng. Riêng về mảng phụ gia cho thực phẩm này, glycerine còn được gọi là E422.
  • Glycerine còn được sử dụng để sản xuất mono- và di-glyceride. Được dùng làm chất tạo nhũ, cũng như các ester polyglycerol trong việc sản xuất mỡ và bơ thực vật.

Glycerine:

  • Nó cũng được sử dụng như một chất giữ ẩm (cùng với propylene glycol được dán nhãn E1520 hoặc E422) trong sản xuất Snus, một sản phẩm thuốc lá không khói theo phong cách thụy điển.
  • Khi được sử dụng trong thực phẩm, glycerine được Hiệp hội dinh dưỡng Hoa kỳ phân loại như một carbohydrate. Cục quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) phân định carbohydrate là những chất dinh dưỡng có tạo ra năng lượng trừ protein và chất béo. Glycerine có hàm lượng calo tương đương đường ăn. Nhưng chỉ số đường huyết thấp và có cách trao đổi chất khác trong cơ thể nên được những người ăn kiêng chấp nhận thay cho đường ăn.

3.2.Hóa chất Glycerin được sử dụng rộng rãi trong y tế, dược phẩm, mỹ  phẩm và chăm sóc cá nhân.

  • Hóa chất Glycerin được sử dụng chủ yếu như một chất làm trơn và chất giữ ẩm. Nó cũng được dùng trong chất miễn dịch dị ứng, si rô trị ho. Kem đánh răng, nước súc miệng, các sản phẩm chăm sóc da, kem cạo râu, các sản phẩm dưỡng tóc, xà phòng.
  • Hóa chất Glycerin cũng được sử dụng trong các loại thuốc nhuận tràng để kích thích niêm mạc hậu môn và tạo hiệu ứng hyperomotic.
  • Hóa chất Glycerin là một thành phần thiết yếu của xà phòng được tạo từ các dẫn xuất của glycerine và các acid béo như xà phòng từ dầu đậu castor, xà phòng bơ ca cao, xà phòng từ mỡ động vật, từ đường mía, hoặc natri laureth sulfate. Một số tinh dầu, hương liệu sẽ được thêm vào để tạo mùi. Các loại xà phòng này được dùng cho những người có da nhạy cảm dễ bị dị ứng do có đặc tính giữ ẩm chống khô da.
  • Hóa chất Glycerin có mặt trong hầu hết các loại mỹ phẩm với chức năng dưỡng ẩm và làm mịn cho da.

3.3.Glycerin được sử dụng làm chất chống đông:

Hóa chất Glycerin hình thành liên kết hydro mạnh đối với các phân tử nước. Làm giảm đi liên kết hydro giữa các phân tử nước với nhau.  Điều này đã phá vỡ sự hình thành mạng tinh thể băng trừ khi nhiệt độ giảm đáng kể. Nhiệt độ đông đặc thấp nhất có thể đạt được vào khoảng -37.8oC tương ứng với 60-70% glycerine trong nước

3.4.Glycerin được sử dụng làm hóa chất trung gian:

Hóa chất Glycerin được sử dụng để sản xuất nitroglycerine hoặc glycerol trinitrate.  Là một thành phần thiết yếu của thuốc súng không khói và một số loại thuốc nổ khác. Glycerol trinitrate còn được dùng trong môt số loại thuốc chống tức ngực.

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO

Các loại dung môi

Hóa chất khác

 

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

Thông báo Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2021

  Kính gửi quý khách hàng trước hết Công ty Văn cao gửi lời cảm ơn chân thành đến quý khách hàng đã tin tưởng và ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian vừa qua và rất mong được tiếp tục phục vụ Quý khách hàng trong năm tới.

Để thuận tiện trong việc sản xuất kinh doanh của Quý khách hàng Hoá chất Văn Cao xin gửi Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán của công ty chúng tôi như sau:
Trân trọng cảm ơn!