FF Hóa chất dệt nhuộm ~ Hóa chất Văn Cao

slide

Trang chủ

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2022

Hóa chất dệt nhuộm

  Dệt nhuộm là một trong những ngành công nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây cũng chính là một trong những lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần không nhỏ vào ngân sách nước nhà. Bên cạnh đó, công nghiệp dệt nhuộm cũng đã giải quyết vấn đề việc làm cho phần lớn lao động.

Chính vì lý do này, ngành công nghiệp này vô cùng phát triển, từ đó, nhiều sản phẩm được tung ra nhằm phục vụ cho lĩnh vực này. Trong đó có các loại hóa chất dệt may.

                       Hóa chất dệt nhuộm Các loại hóa chất ngành dệt may phổ biến

I. Hóa chất nhuộm vải

Đây là khái niệm dùng để chỉ một nhóm gồm các hóa chất vô cơ có công dụng chủ yếu là dùng để nhuộm cũng như hoàn thiện quy trình dệt may. Các loại hóa chất ngành dệt may phổ biến nhất bao gồm:

  • Natri Clorua, Natri Hidrosunfat, Natri Sunfat: dùng cho công đoạn nhuộm vải.
  • Magnesium Sulfate: dùng cho các bước hoàn tất sản phẩm.
  • Natri Sunfit, Natri  Dithionit: dùng tương tự như một chất khử trong thành phần thuốc nhuộm VAT và thuốc nhuộm lưu huỳnh.
  • Muối nhôm: dùng cho công đoạn chống thấm cho vải.
  • Natri Clorid, Sodium Hypochlorite, Hydrogen Peroxide: dùng cho công đoạn tẩy trắng vải.
  • Amoniac, Xút, Axit Sunfuric, Axit Fomic, Axit Axetic: dùng cho cả công đoạn nhuộm và hoàn tất sản phẩm.

Trong số những sản phẩm kể trên, có 5 sản phẩm hóa chất dệt nhuộm phổ biến được ứng dụng nhiều nhất tại các cơ sở dệt may. Đó là những sản phẩm nào? Cùng tìm hiểu nhé!

                      Hóa chất dệt nhuộm Các loại hóa chất ngành dệt may phổ biến

II.Top 5 hóa chất nhuộm vải phổ biến nhất

Để phục vụ cho nhu cầu của số lượng lớn các cơ sở dệt may, các loại hóa chất nhuộm vải cũng được đa dạng hóa dần theo thời gian. Tùy theo mục đích sử dụng mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. Dưới đây chính là những cái tên được áp dụng phổ biến nhất vào các công đoạn trong quy trình dệt nhuộm.

II.1.Axit Axetic

  • Giống như Axit Oxalic, Axit Axetic cũng là một hợp chất hữu cơ không màu, tồn tại ở thể lỏng, có công thức học là CH3COOH. Trong trường hợp không được pha loãng, hóa chất này có thể được gọi là Axit Axetic băng.
  • Axit Axetic dạng lỏng có mùi chua, hắc, sôi ở nhiệt độ 1180 độ C, có thể hòa tan được trong nước, cồn và cả eter. Tuy nhiên, khi ở dạng đậm đặc, Axit Axetic có thể vô cùng độc hại, gây bỏng nặng khi tiếp xúc trực tiếp với da, khiến vùng da tổn thương nghiêm trọng. Vì thế, hóa chất nhuộm vải này cần được bảo quản bẩn trong các lọ chứa bằng thủy tinh hoặc nhựa đặc biệt và cần được đặt ở vị trị khô ráo, xa tầm tay trẻ em.
  • Trong toàn bộ quy trình nhuộm vải, có một công đoạn được gọi là nấu tẩy nhằm trung hòa lượng kiềm dư, từ đó, tạo môi trường axit trung hòa. Đó cũng chính là giai đoạn mà người ta cần dùng đến Axit Axetic. Bên cạnh đó, Axit Axetic còn được sử dụng trong quá trình sản xuất tơ nhân tạo cũng như làm phẩm màu nhuộm phục vụ cho ngành công nghiệp dệt nhuộm.
  • Ngoài được sử dụng như một hóa chất nhuộm vải, trong các thí nghiệm hóa học, Axit Axetic còn đóng vai trò như một thuốc thử hóa học với mục đích sản xuất ra các hợp chất hóa học. Trong đó, tác dụng lớn nhất của hóa chất này chính là góp phần vào quá trình sản xuất Monome Vinyl Axetat, Axetic Anhydrit và cả Este.

II.2.Axit Oxalic

  • Đây là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học là C2H2O4, tồn tại dưới dạng tinh thể, không màu hoặc dung dịch trong nước và cũng không có màu. Hóa chất này có cường độ axit cao hơn so với Axit Axetic.
  • Axit Oxalic là một hóa chất nhuộm vải có tác dụng như chất khử và có cơ sở liên hợp được gọi với cái tên Oxalat, đây cũng là một tác nhân chelating cho các cation kim loại.
  • Axit Oxalic vừa có tính axit và lại vừa háo nước, vì thế, nó được sử dụng trong quá trình este hóa. Ngoài ra, dung dịch hóa chất nhuộm vải này dễ bị phân hủy khi tiếp xúc trực tiếp ánh sáng và không khí. Do đó, sau khi pha dung dịch, Axit Oxalic cần được sử dụng ngay, không nên để lâu, bên cạnh đó, cũng cần bảo quản dung dịch này nơi kín gió và khô ráo.
  • Có đến khoảng 25% lượng Axit Oxalic được sản xuất sẽ dùng để làm chất gắn màu hoặc chất tẩy trắng phục vụ cho quy trình nhuộm vải. Ngoài ra, hóa chất này cũng có trong thành phần của thuốc tẩy, đặc biệt là sản phẩm bột giấy. Bên cạnh đó, Axit Oxalic cũng được dùng là thành phần của bột nở cũng như làm thuốc thứ thứ ba trong số các dụng cụ dùng để phân tích silica.

II.3.Axit Clohidric

  • Axit Clohidric có công thức hóa học HCL. Đây là một hệ thống hóa học vô cơ không màu được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Axit Clohidric có mùi hăng đặc trưng, chủ yếu được sản xuất với tư cách là một tiền thân của Vinyl Clorua cho PVC. HCL là một trong những cái tên có tính Axit mạnh nhất, có thể gây tổn thương nặng nề khi chẳng may tiếp xúc trực tiếp với da hay rất nhiều vật liệu khác. Nguyên nhân dẫn đến điều này chính là bởi Hiđro Clorua trong thực tế sẽ hoàn toàn phân tách trong dung dịch.
  • Bên cạnh đó, có thể nói rằng Axit Clohiđric là hệ thống Axit Clo đơn giản nhất có chứa nước trong thành phần. Chất này bao gồm cả Hydro Clorua và nước cùng một loạt các chất hóa học khác, điển hình là các ion Hydronium, Clorua,... Đây là một trong những hóa chất đóng vai trò quan trọng, được sử dụng chủ yếu trong quy trình sản xuất Polyvinyl cho nhựa. Trong ngành công nghiệp dệt may, vì yêu cầu về hàm lượng sắt có trong dung dịch ở mức nhỏ hơn 0,03%, người ta lựa chọn sử dụng Axit Clohydric, chất này sẽ được bảo quản trong các chai, lọ thủy tinh có nắp nhám.

II.4.Natri Sunfua

  • Natri Sunfua là hợp chất hóa học có công thức là Na2S, là một loại muối tan được trong nước, không màu, chứa hàm lượng dung dịch kiềm mạnh. Trong trường hợp tiếp xúc với không khí ẩm, Na2S cùng với Hydrat của nó sẽ tạo ra khí Hydrogen Sulfide, một chất khí có mùi giống như trứng thối. Vì lẽ đó, người ta còn biết đến hóa chất nhuộm màu Na2S với tên gọi là đá thối.
  • Trong ngành công nghiệp dệt, đá thối này sẽ được dùng như một chất tẩy trắng, chất khử lưu huỳnh và cả chất khử Clo. Bên cạnh đó, chất này cũng được ứng dụng trong quy trình sản xuất các chất chiết xuất thuộc da bằng các Sunfitis hóa các chất đó. Không chỉ vậy, Natri Sunfua còn được sử dụng trong các công đoạn sản xuất bột giấy, phục vụ cho ngành công nghiệp giấy và bột giấy.

II.5.Oxy già

  • Oxy già có công thức hóa học là H2O2, là chất peroxit đơn giản nhất (hợp có chứa liên kết đơn oxy-oxy). Ở dạng tinh khiết, Oxy già tồn tại ở dạng chất lỏng, trong suốt, có màu xanh nhạt, có phần sánh hơn so với nước. Hóa chất này thường được sử dụng như một chất oxy hóa, chất tẩy trắng và cả chất khử trùng. Tuy nhiên, chất này lại tương đối không ổn định, chúng có thể sẽ từ từ phân hủy khi tiếp xúc với một số bề mặt hoặc chất xúc tác. Vì tính bất ổn này của nó, Oxy già thường được lưu trữ cùng với chất ổn định trong dung dịch có chứa Axit yếu.
  • Có đến khoảng 60% lượng Oxy giá sản xuất ra được sử dụng để làm chất tẩy trắng giấy và bột giấy. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực dệt may, Oxy già nhờ vào đặc tính oxy hóa vốn có sẽ được sử dụng để làm chất tẩy trắng.

Đó chính là 5 loại hóa chất nhuộm vải được sử dụng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Mặc dù đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp dệt, đây lại là những hóa chất độc hại có thể gây tổn thương đến sức khỏe của người sử dụng. Vì thế, hãy lưu ý kĩ những khuyến cáo an toàn khi tiếp xúc với các hóa chất nhuộm màu này mà không gây ảnh hưởng đến bản thân và mọi người xung quanh nhé.

CÔNG TY TNHH TMDV VĂN CAO

Sưu tầm

Hóa chất ngành sợi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét